Lịch sử Chủ_nghĩa_tự_do_cá_nhân

Joseph Déjacque, một người cộng sản vô chính phủ lần đầu tiên dùng thuật ngữ này, được dịch ra tiếng Anh là "libertarian" trong ngữ cảnh chính trị [5] mà nguyên thủy là tiếng Pháp "libertaire" trong lá thư gửi Proudhon năm 1857.[6] Trong khi nhiều người theo chủ nghĩa vô chính phủ vẫn sử dụng thuật ngữ này (như tuwf tương đương dịch ra tiếng Anh là "libertarian" vẫn được sử dụng như là một từ đồng nghĩa với chủ nghĩa vô chính phủ trong một số ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, như tiếng Pháp, tiếng Ý, vân vân), cách sử dụng phổ thông nhất của từ này tại Mỹ không hề có ý nghĩa nào dính líu với chủ nghĩa xã hội.

Thay vào đó, chủ nghĩa tự do như là một lý tưởng chính trị được xem là một dạng chủ nghĩa tự do cổ điển, mà trong nghĩa hiện đại được sử dụng cũng không khác gì chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarianism). Khái niệm này nguyên thủy được gọi giản đơn là chủ nghĩa tự do (liberalism) xuất phát từ các ý tưởng Khai sáng tại châu ÂuMỹ, trong đó có cả các triết học chính trị của John LockeMontesquieu, và triết học kinh tế và đạo đức của Adam Smith. Vào cuối thế kỷ 18, các ý tưởng này nhanh chóng lan rộng cùng với cuộc Cách mạng Công nghiệp tại phương Tây.

Locke đã phát triển quan điểm của mình về khế ước xã hội như là một quy tắc cần có "sự chấp thuận của người bị trị" do xuất xứ từ quyền tự nhiên. Vai trò của cơ quan lập pháp là để bảo vệ quyền tự nhiên qua hình thức luật pháp đối với quyền dân sự. Locke xây dựng ý tưởng về quyền tự nhiên để đề xướng lý thuyết lao động về quyền tài sản; mỗi cá nhân ở trạng thái tự nhiên "sở hữu" chính mình và với đức hạnh thể hiện qua việc chính họ lao động, họ sở hữu thành quả của sự lao động của họ. Từ quan điểm trên về quyền tự nhiên, một nền kinh tế sẽ cất cánh dựa trên tư hữu tài sảnthương mại, và tiền tệ là phương tiện trung gian để trao đổi.

Cũng cùng thời gian trên, nhà triết học Pháp Montesquieu đã xây dựng quan điểm về sự phân tách giữa chủ quyền và quyền lực hành chính, và đề xướng tam quyền phân lập trong quyền lực hành chính để làm đối trọng cho việc có xu hướng tự nhiên là quyền lực hành chính sẽ phát triển trên cơ sở hy sinh quyền cá nhân. Ông cho rằng việc phân tách quyền lực có thể thực hiện cả ở chính thể cộng hòa cũng như quân chủ hạn chế, và cá nhân ông thích quân chủ hơn. Tuy nhiên ý tưởng của hông đã khơi dậy ý tưởng cho các Cha đẻ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Founding Fathers), và đã trở thành cơ sở của quyền lực chính trị của hầu hết các chính phủ, cả quân chủ lập hiến cũng như cộng hòa mà bắt đầu là nước Mỹ.

Triết học đạo đức của Adam Smith nhấn mạnh đến việc chính phủ không can thiệp vào cá nhân để đạt được cái gọi là "sự thông thái mà Chúa ban cho" chỉ được phép xảy ra khi không có sự can thiệp cưỡng ép bằng bạo lực. Phân tích kinh tế của ông cho rằng bất cứ thứ gì can thiệp vào khả năng của cá nhân để cống hiến tốt nhất năng lực của họ cho doanh nghiệp –như trong các chính sách trọng thương hay các phường hội độc quyền –sẽ dẫn đến sự phân chia lao động không hiệu quả và đe dọa sự tiến bộ nói chung. Smith khẳng định "giao dịch tự nguyện và công khai làm lợi cho cả hai bên," mà "tự nguyện " và "công khai " có nghĩa là không có ép buộc và gian lận.

Trong Cách mạng Mỹ, các Cha đẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều chủ trương bảo vệ tự do là mục tiêu chính của nhà nước. Thomas Jefferson phát biểu "tự do hợp lẽ là hành động không bị cản trở theo đúng ý nguyện của chúng ta trong khuôn khổ giới hạn bao quanh chúng ta bởi quyền bình đẳng cũng giống như vậy của những người khác."La Fayette đã nhập khẩu vào Pháp ý tưởng tự do của Mỹ, hay như một số người nói là tái nhập, qua việc soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp năm 1789, trong đó khẳng định:

Tự do bao gồm tự do làm bất cứ thứ gì mà không tổn thương đến người khác; do vậy việc thực hiện quyền tự nhiên của mỗi người không có giới hạn trừ việc cần đảm bảo là những người khác trong xã hội cũng được hưởng những quyền tự nhiên như vậy.

John Stuart Mill, khi tái xây dựng lại quan niệm của Jeremy Bentham về chủ nghĩa thực dụng, khẳng định, "Đối với toàn bộ mỗi người, gồm cả thân thể và trí óc của người đó, cá nhân là chủ thể." Mill đối lập khẳng định này với cái ông gọi là "sự chuyên chế của số đông," tuyên bố rằng chủ nghĩa thực dụng cần có các cách tổ chức chính trị sao cho đảm bảo việc thực hiện "nguyên tắc tự do", trong đó mỗi người cần được đảm bảo tự do tối đa mà không ảnh hưởng đến tự do của người khác, vì thế mỗi người có thể đạt được hanh phúc nhất. Ý tưởng này sau đó tiếp tục được triết gia Anh Herbert Spencer tán dương khi ông đưa ra "luật về tự do bình đẳng," trong đó khẳng định "mỗi người có tự do làm bất cứ thứ gì anh ta muốn, với điều kiện không ảnh hưởng đến quyền tự do cũng giống như vậy của người khác."Pierre-Joseph Proudhon xây dựng một quan điểm vô chính phủ về khế ước xã hội trong đó khế ước không phải là giữa các cá nhân và nhà nước mà là "thỏa thuận giữa người với người; một thỏa thuận mà qua đó cần phải dẫn tới cái mà chúng ta gọi là xã hội". Một trong những mệnh đề nổi tiếng của ông là "vô chính phủ là trật tự." Trong khi xây dựng thuyết hỗ sinh, ông đã xem lao động là dạng hợp pháp của tài sản, khẳng định "tài sản là tự do ", và phả đối cả sở hữu tập thể lẫn tư hữu tài sản "tài sản là trộm cắp!". Tuy nhiên, sau đó ông đã bỏ rơi việc phủ nhận tài sản, và đưa ra ý kiến việc sở hữu tư nhân về tài sản "là đối trọng của quyền lực Nhà nước, và bằng cách đó đảm bảo tự do của mỗi cá nhân."Vào đầu thế kỷ 20, luồng tư tưởng chính đã bắt đầu phân hóa từ việc ban đầu chỉ tập trung vào tự do tiêu cực và thị trường mở cửa đến việc đánh giá tích cực về quyền mà phong trào Cấp tiến tại Mỹ và chủ nghĩa xã hội tại châu Âu ủng hộ. Thay vào việc chính phủ chỉ đơn giản "đảm bảo quyền " của người tự do, nhiều người bắt đầu cho rằng cần để chính phủ sử dụng quyền lực để nâng cao các quyền một cách tích cực. Thay đổi này được ra bởi chính sách bốn tự do của Franklin Roosevelt, mà hai là tiêu cực tức là hạn chế chính phủ can thiệp vào "tự do ngôn luận" và "tự do tôn giáo," và hai là tích cực, tức tuyên bố "tự do mong muốn ", tức là việc chính phủ cấp hỗ trợ trong nước và viện trợ quốc tế, và "tự do khỏi sợ hãi ", tức là chính sách can thiệp quốc tế để giữ gìn hòa bình giữa các nước.Khi "tự do" trở nên gắn liền với các chính sách Cấp tiến tại các nước nói tiếng Anh trong thập kỷ 20 và 30, nhiều người vốn ủng hộ ý tưởng nguyên thủy là nhà nước ít can thiệp bắt đầu tự gọi mình là "các nhà tự do cổ điển" để phân biệt.Trong những năm đầu thế kỷ 20, phong trào Quốc xã tại Đức phát triển độc lập cùng với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Nga mà phong trào cộng sản có nhiều tương đồng với phong trào Cấp tiến ở phương Tây và giành được nhiều cảm tình của những người ủng hộ. Một nhóm các nhà kinh tế ở Trung Âu tự gọi là trường phái Áo đã xóa bỏ sự phân tách giữa các xu hướng khác nhau của chủ nghĩa cực quyền bằng cách xác định điểm chung là chủ nghĩa tập thể trong các học thuyết này và cho rằng chủ nghĩa tập thể dù dưới hình thức nào cũng đều đi ngược lại lý tưởng tự do truyền thống theo cách hiểu phương Tây. Các tư tưởng gia của trường phái này boa gồm Ludwig von Mises, Friedrich Hayek, và Walter Block. Block đã mô tả "nguyên tắc bất xâm phạm là kim chỉ nam" của chủ nghĩa tự do. Trường phái Áo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nguyên tắc tự do và môn kinh tế. Trong nửa cuối thế kỷ 20, thuật ngữ "người tự do cá nhân" (libertarian) vẫn được sử dụng bởi những người có thái độ gần giống với "những người tự do cổ điển" (classical liberals).Năm 1955, Dean Russell viết bài báo trình bày suy nghĩa về nên gọi thế nào đối với những người như ông ta vốn ủng hộ triết lý cá nhân và tự chịu trách nhiệm của tự do cổ điển. Ông viết,

Nhiều người trong số chúng ta gọi mình là "người tự do" (liberals). Và đúng là từ "tự do" đã từng dùng để mô tả những người tôn trọng cá nhân và sợ ảnh hưởng của công chúng. Nhưng những người phái tả giờ đây cũng dùng từ đó đẻ mô tả họ và chương trình của họ với việc chính phủ có nhiều quyền sở hữu tài sản hơn và nhiều quyền kiểm soát người dân hơn. Do vậy những người như chúng ta vẫn còn tin vào tự do cũng gọi mình là người tự do nhưng chúng ta hiểu tự do theo đúng nghĩa cổ điển khi còn chưa bị tha hóa trong cách dùng như hiện nay. Điều này, rất đáng tiếc, sẽ dẫn đến hiểu lầm. Và đây là gợi ý: Những người như chúng ta vốn yêu chuộng tự do và đáng được gọi bằng một từ ngữ cao cả và chỉ dùng với cách sử dụng riêng của chúng ta đó là "libertarian", người tự do cá nhân[7]

Triết học tự do trong hàn lâm

Các hội thảo về chủ nghĩa tự do được bắt đầu ở Mỹ vào những năm 60, bao gồm cả các hội thảo tại SUNY Geneseo năm 1972. Trường phái Tự do, sau này gọi là Trường phái Rampart, do Robert LeFevre khởi xướng trong những năm 60 và có ảnh hưởng đến việc tuyên truyền các ý tưởng tự do.Chủ nghĩa tự do (cá nhân) triết học được đánh giá cao trong giới hàn lâm qua tác phẩm của giáo sư Harvard Robert Nozick Anarchy, State, and Utopia năm 1974. Triết gia tự do cánh tả Thomas Nagel đã từng tranh luận rằng chủ nghĩa tự do của Nozick 'không có cơ sở' vì xuất phát từ giả thiết cho rằng các cá nhân sở hữu chính mình mà không có giải thích gì thêm.Jan Narveson đã đưa ra lời giải thích thêm. Dựa trên tác phẩm của David Gauthier, đã xây dựng chủ nghĩa tự do khế ước được phác họa trong tác phẩm của ông năm 1988 The Libertarian Idea, và sau đó tiếp tục phát triển trong tác phẩm của ông năm 2002 Respecting Persons in Theory and Practice. Trong các tác phẩm này, Narveson đồng ý với Hobbes rằng các cá nhân cần phải từ bỏ khả năng giết và ăn cáp của người khác để có thể rời bỏ trạng thái tự nhiên, nhưng ông không nhất trí với Hobbes khi tranh luận rằng một nhà nước tuyệt đối là không cần thiết để đảm bảo thực hiện khế ước. Narveson tranh luận rằng không cần một nhà nước nào cả. Những người khác ủng hộ thuyết tự do khế ước bao gồm cả nhà kinh tế James M. Buchanan người đã xây dựng lý thuyết sự lựa chọn của công chúng và triết gia người Pháp -Hung Anthony de Jasay.Ngược lại, J. C. Lester đã cố hạ thấp luận điểm cho rằng chủ nghĩa tự do không có cơ sở dưới hình thức chủ nghĩa tự do duy lý phê phán, trong tác phẩm năm 2000 Escape from Leviathan. Cụ thể, công trình áp dụng duy lý phê phán để bảo vệ luận điểm cho rằng không có mâu thuẫn hệ thống giữa tính duy lý công cụ, tự do giữa người với người, phúc lợi xã hội và vô chính phủ tài sản tư nhân.

Chủ nghĩa tự do cánh tả

Có trường phái tự do trong triết học chính trị Mỹ ủng hộ nguyên tắc quân bình với ý tưởng quyền tài sản và tự do cá nhân. Họ là những người "tự do cánh tả". Người tự do cánh tả tin rằng việc phân phối ban đầu tài sản là sự quân bình tự nhiên trong thiên nhiên, hoặc cá nhân không được có sở hữu tư nhân hợp pháp phù hợp nào cả hoặc họ phải được phép bởi tất cả mọi người trong cộng đồng chính trị để làm việc đó. Một số nhà tự do cánh tả sử dụng điều kiện của Lock theo cách để thúc đẩy các kiểu tái phân phối công bằng theo cách thế nào cho phù hợp với quyền tự do về tự sở hữu của chính mình. Một số đại diện thời hiện đại như Peter Vallentyne, Hillel Steiner, Philippe Van Parijs, và Michael Otsuka, mà tác phẩm Libertarianism Without Inequality là một trong những sách giáo khoa về chủ nghĩa tự do quân bình. Cả phía tả và phái hữu đều phê phán chủ nghĩa tự do cánh tả. Những người tự do cánh hữu như Robert Nozick cho rằng quyền sở hữu chính mình và tích lũy tài sản của mình không cần thiết có tiêu chuẩn quân bình, họ cho rằng cần phải tuân thủ ý tưởng của Lock về việc không làm xấu đi tình trạng của người khác. Gerald Cohen, một nhà triết học Marxist, đã phê phán nặng nề ý tưởng về bình đẳng và tự sở hữu của những người tự do cánh tả. Trong tác phẩm Self-ownership, Freedom, and Equality, Cohen cho rằng bất cứ hệ thống nào để đảm bảo công bằng vào thực hiện điều đó một cách nghiêm chỉnh đều không thể nhất quán được với tự do máy móc và quyền sở hữu chính mình một cách đầy đủ như cách nghĩ của những người tự do cá nhân. Tom G. Palmer từ viện Cato Institute cũng đã phản hồi lại Cohen trong bài phê bình đăng trong Critical Review và đưa ra một danh mục văn liệu phê bình chủ nghĩa tự do trong bài luận tổng luận đăng "The Literature of Liberty" đăng trong The Libertarian Reader, ed. David Boaz.

Chủ nghĩa khách thể

Vấn đề chủ nghĩa khách thể có thuộc chủ nghĩa tự do cá nhân hay không còn đang tranh cãi ngay giữa những người theo chủ nghĩa khách thể. Mặc dù triết học của Rand (chủ nghĩa khách thể) là xuất phát từ chủ nghĩa tự do, những người theo chủ nghĩa khách thể như Rand cho rằng chủ nghĩa tự do cá nhân là nguy cơ đối với tự do và đối với chủ nghĩa tư bản. Ngược lại, một số nhà tự do lại xem những người theo chủ nghĩa khách thể là không thực tiễn, kinh viện và không hứa hẹn và cứng nhắc. Theo tạp chí|Reason, chủ biên Nick Gillespie trong số tháng 3 năm 2005 đã tập trung vào ảnh hưởng của chủ nghĩa khách thể, Rand là "một trong những nhân vận quan trọng nhất trong phong trào tự do... Rand vẫn là một trong những có sách bán chạy nhất và có ảnh hưởng đến văn hóa và tư tưởng Mỹ " nói chung và trong chủ nghĩa tự do nói riêng. Dù vậy, ông cũng thú nhận rằng ông khá ngượng khi tạp chí của mình gắn với ý tưởng của bà. Cũng trong số đó, Cathy Young nói "Chủ nghĩa tự do (cá nhân), một phong trào gần gũi nhất với ý tưởng của Rand, nếu nói là xuất phát từ Rand thì còn kém xa một đứa con riêng nổi loạn." Mặc dù những người tự do như Young phản đối lý thuyết của Rand nhưng vẫn tin rằng "thông điệp của Rand về lý trí và tự do... có thể là điểm phấn đấu " của chủ nghĩa tự do.Những người khách thể từ bỏ ý tưởng của chủ nghĩa tự do cho rằng nhà nước là "con quỷ cần thiết ": đối với chủ nghĩa khách thể, chính phủ chỉ giới hạn trong việc bảo vệ quyền công dân là tuyệt đối cần thiết và hợp đạo đức. Những người khách thể phản đối toàn bộ các xu hướng vô chính phủ và nghi ngờ những người tự do cá nhân có liên hệ với chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_tự_do_cá_nhân http://www.libertarian.org.au http://www.boogieonline.com/revolution/politics/na... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/339321/l... http://www.britannica.com/ebc/article?tocId=937016... http://www.huppi.com/kangaroo/L-chichile.htm http://www.lewrockwell.com/block/block26.html http://www.liberalia.com/htm/tm_minarchists_anarch... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761551995/Libe... http://www.nationalreview.com/goldberg/goldberg121... http://www.reason.com/0503/ed.ng.editors.shtml